Trung tâm Cộng đồng
Register
Advertisement

Đôi khi bạn cần xuất một hoặc nhiều trang từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, hoặc từ một wiki MediaWiki ngoài vào Fandom. MediaWiki, phần mềm nền tảng của Fandom cung cấp trang Đặc biệt:Xuất cho phép bạn tạo một tập tin XML chứa các trang bạn chọn. Bất kì ai cũng có thể xuất trang, nhưng chỉ bảo quản viên có thể sử dụng Đặc biệt:Nhập.

Xuất trang

Trước khi xuất trang[]

Đặc biệt:Xuất là cách gọn gàng nhất để bạn thêm bài viết từ một wiki thuộc MediaWiki sang cho một wiki thuộc MediaWiki khác. Do khi được nhập, dữ liệu bản quyền và ghi công được chuyển qua, vẫn tuân thủ bản quyền nội dung CC-BY-SA.

Tuy là nói vậy, nhưng không phải lúc nào cũng có thể xuất trang từ một wiki. Nội dung nên được xuất và cộng đồng nhập nên sử dụng nội dung đó theo bối cảnh phù hợp và riêng biệt. Ví dụ, bạn có thể nhập nhiều trang bài viết tiếng Anh cùng lúc sang cộng đồng tiếng Việt của mình để có thể dễ dàng dịch bài.

Bạn nên ghi nhớ quy tắc chung là có những người dùng khác đã đóng góp cho các trang mà bạn muốn nhập, vì vậy nên xem xét việc thông báo hoặc xin phép họ trước khi thực hiện xuất trang. Giả sử bạn đã dành không ít thời gian để xây dựng một bài viết, nếu có người sao chép công sức của bạn mà chưa thông báo lời nào thì rất có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu.

Hướng dẫn từng bước[]

Cách giải quyết "xung đột"
Khi nhập nội dung, bạn có thể gặp phải trường hợp bài viết trùng tên giữa hai cộng đồng. Khi đó, sẽ có một trong hai bài viết phải được đổi tên TRƯỚC khi tiến hành xuất/nhập trang. Cảnh báo: nếu bạn quên, lịch sử sửa đổi của cả hai bài viết sẽ bị trộn lẫn! Số ít trường hợp hiếm là nếu lịch sử không bị trộn lẫn với nhau, chúng sẽ tạo thành một mớ lộn xộn!
Tạo một danh sách bài viết
Cách đơn giản nhất để lấy danh sách các bài viết là sử dụng trường "Thêm trang từ thể loại", điền tên thể loại vào trường này sẽ thêm một danh sách các bài viết thuộc thể loại đó vào danh sách Xuất.
Nếu không thực hiện được, bạn có thể sao chép và dán danh sách bài viết trực tiếp từ trang thể loại, Đặc biệt:Mọi bài, hoặc bất kì nguồn nào có chứa các tiêu đề trang. Bạn có thể sẽ phải xử lý danh sách đã sao chép trên một ứng dụng xử lý văn bản như notepad, hay word để chuyển danh sách theo dạng văn bản thuần túy chứa mỗi tiêu đề trang trên từng hàng.
Nếu danh sách quá dài, hoặc các trang có quá nhiều phiên bản sửa đổi, bạn sẽ phải chia nhỏ danh sách ra, do MediaWiki không thể nhập tập tin XML có dung lượng lớn hơn 1.8MB.
Chọn có hoặc không bao gồm lịch sử trang.
Kèm theo lịch sử trang hầu như luôn là lựa chọn tốt nhất, giúp đơn giản hóa vấn đề ghi nhận tác giả theo giấy phép Creative Commons. Trừ phi bạn có lý do cụ thể, chỉ muốn phiên bản mới nhất, khi đó bạn mới nên bỏ đánh dấu "Chỉ xuất phiên bản hiện hành, không xuất tất cả lịch sử trang". Lưu ý: nếu bạn đánh dấu "chỉ xuất phiên bản hiện hành", vui lòng trích dẫn nguồn ở trường bình luận trong Đặc biệt:Nhập để những ai truy cập lịch sử trang được nhập có thể biết bài viết được lấy từ đâu.
Chọn có hoặc không bao gồm bản mẫu.
Đánh dấu vào đây sẽ xuất tất cả bản mẫu và bản mẫu con được dùng trên trang. Nếu bạn không chọn xuất, trang có thể sẽ không hiển thị đúng khi được nhập. Bạn có thể sẽ phải thêm bản mẫu sau đó, hoặc sửa đổi trang để dỡ bỏ đoạn code bản mẫu. Lưu ý: một số wiki, gồm Wikipedia, thường sử dụng rất nhiều bản mẫu và bản mẫu con lộn xộn được xây dựng qua nhiều năm, bởi những người chuyên về lĩnh vực của họ, chúng có thể phức tạp hơn nhiều so với loại bạn cần trên wiki của mình.
Lưu tập tin đã xuất.
Đánh dấu "Lưu xuống tập tin" để lưu bản xuất xuống máy tính của bạn dưới dạng XML. Nếu tập tin xuất ra lớn hơn 1.8MB, bạn cần phải giảm dung lượng xuống bằng cách đã nêu trên.
Nhập tập tin qua cộng đồng mới.
Truy cập Đặc biệt:Nhập và chọn tập tin XML từ máy tính của bạn. Các trang được nhập sẽ được liệt kê trong Thay đổi gần đây và trong Đặc biệt:Nhật trình/nhập. Bạn chỉ có thể thực hiện quá trình này nếu bạn là bảo quản viên.

Xem thêm[]

Trợ giúp và phản hồi[]

  • Tìm đọc thêm các trang trợ giúp khác tại Trợ giúp:Mục lục.
  • Truy cập Trợ giúp:Trung tâm Cộng đồng Fandom để xem giới thiệu chung về cộng đồng và được hỗ trợ thêm.
  • Truy cập Trợ giúp:Liên hệ Fandom để được hỗ trợ, tư vấn, báo cáo lỗi hoặc quét dọn cộng đồng của bạn.
  • Tìm hiểu thêm về cách sử dụng FANDOM trên Đại học FANDOM, bao gồm các video ngắn cho tất cả các bậc kinh nghiệm.
Advertisement